By Greg Miller and Greg Jaffe May 15 at 7:45 PM
Theo các quan chức Hoa Kỳ hiện tại và cựu quan chức Mỹ, Trump đã tiết lộ thông tin mật cho ngoại trưởng và đại sứ Nga tại một cuộc họp ở Nhà Trắng tuần trước. Họ nói, những tiết lộ của ông Trump đã gây nguy hiểm cho nguồn tin tức tình báo quan trọng về Nhà nước Hồi giáo.
Các quan chức cho biết, thông tin mà tổng thống Mỹ đưa ra, đã được cung cấp bởi một đối tác của Hoa Kỳ thông qua một thỏa thuận chia sẻ tin tức tình báo, được xem là nhạy cảm với những chi tiết đã bị giữ lại khỏi các đồng minh và bị hạn chế nghiêm ngặt ngay cả trong chính phủ Hoa Kỳ.
Đối tác đã không cho phép Hoa Kỳ chia sẻ tài liệu với Nga, và các quan chức cho biết quyết định của Trump làm như vậy gây nguy hại cho sự hợp tác với quốc gia đồng minh có quyền truy cập vào các hoạt động bên trong của Nhà nước Hồi giáo. Sau cuộc gặp của Trump, các quan chức cao cấp của Nhà Trắng đã tiến hành các biện pháp để ngăn chặn thiệt hại, giao các cuộc gọi tới CIA và Cơ quan An ninh Quốc gia.
Một quan chức Hoa Kỳ quen thuộc vấn đề này nói rằng, "Đây là thông tin đã mã hoá," một thuật ngữ dùng để đề cập đến một trong những mức phân loại cao nhất, được các cơ quan gián điệp của Mỹ sử dụng. Trump "tiết lộ nhiều thông tin cho đại sứ Nga hơn là chúng ta đã chia sẻ với các đồng minh của chính chúng ta."
Sự tiết lộ xảy ra khi vị tổng thống phải đối mặt với những áp lực chính trị và luật pháp đang gia tăng trên nhiều mặt liên quan đến Nga. Tuần trước, ông đã sa thải giám đốc FBI James B. Comey trong một cuộc điều tra về các mối liên hệ có thể giữa chiến dịch tranh cử của Trump với Moscow. Sự thừa nhận sau đó của Trump rằng, quyết định của ông bị điều khiển bởi "sự việc Nga" đã bị các nhà phê bình chỉ trích là cố tình cản trở công lý.
Một ngày sau khi sa thải Comey, Trump chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Sergey Kislyak - một nhân vật chủ chốt trong các cuộc tranh luận về Nga trước đây - vào phòng Bầu dục. Trong cuộc họp đó, các quan chức cho biết, rằng Trump đã đưa ra kịch bản và bắt đầu mô tả chi tiết về mối đe dọa khủng bố của Nhà nước Hồi giáo liên quan đến việc sử dụng máy tính xách tay trên máy bay.
Đối với hầu hết mọi nhân viên chính phủ, thảo luận về các vấn đề như vậy với đối phương sẽ là bất hợp pháp. Là tổng thống, Trump có quyền rộng rãi để tiết lộ các bí mật của chính phủ, làm cho nó không chắc rằng những tiết lộ của ông là vi phạm pháp luật.
Các quan chức Nhà Trắng liên quan đến cuộc họp này nói rằng ông Trump chỉ thảo luận những dính líu được chia sẻ về khủng bố.
"Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao xem xét các mối đe dọa chung từ các tổ chức khủng bố để tính đến các mối đe dọa đối với hàng không", H.R. McMaster, cố vấn an ninh quốc gia, người tham gia cuộc họp, nói. "Không có bất kỳ nguồn tin tức tình báo hay phương pháp nào được thảo luận, và không có hoạt động quân sự nào được tiết lộ mà không được biết công khai."
McMaster lặp lại tuyên bố của mình trong lần xuất hiện tiếp theo tại Nhà Trắng vào hôm thứ Hai và đã mô tả câu chuyện của The Washington Post là "sai", nhưng không có bất kỳ câu hỏi nào.
Trong các tuyên bố của họ, các quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh rằng Trump đã không thảo luận về các phương pháp và các nguồn thông tin tình báo cụ thể, thay vì phát biểu liệu ông đã tiết lộ thông tin được rút ra từ các nguồn nhạy cảm hay không.
CIA từ chối bình luận, và NSA đã không trả lời các yêu cầu cho nhận xét.
Tuy nhiên, các quan chức bày tỏ mối quan ngại về việc xử lý các thông tin nhạy cảm của Trump, cũng như sự hiểu biết của ông về những hậu quả có thể xảy ra. Họ cho biết, việc để lộ luồng tin tức tình báo đã cho cái nhìn sâu sắc về Nhà nước Hồi giáo, có thể cản trở khả năng của Hoa Kỳ và các đồng minh trong việc phát hiện các mối đe dọa tương lai.
Một cựu viên chức cao cấp Hoa Kỳ gần gũi với các quan chức chính quyền hiện thời nói: "Tất cả đều gây sốc. Trump dường như rất bộp chộp và không nắm được tính nghiêm trọng của những điều ông ta phải giải quyết, đặc biệt là khi nói đến tình báo và an ninh quốc gia. Và tất cả rắc rối này là bởi vì ông ta có cái khó giải quyết với Nga."
Trong cuộc gặp với Lavrov, Trump có vẻ khoe khoang về kiến thức của mình đối với mối đe dọa đang hiện ra. Tổng thống nói, "Tôi có khả năng hiểu biết tuyệt vời. Mỗi ngày, tôi có những người tóm tắt cho tôi với trí tuệ tuyệt vời", theo một quan chức có hiểu biết về cuộc trao đổi này.
Trump tiếp tục thảo luận về các khía cạnh của mối đe dọa, mà Hoa Kỳ chỉ biết được thông qua các khả năng gián điệp của đối tác quan trọng. Ông đã không tiết lộ phương pháp thu thập tin tức tình báo cụ thể, nhưng ông mô tả cách mà Nhà nước Hồi giáo đang theo đuổi các chi tiết của một âm mưu cụ thể và thế nào mức độ tổn hại của một cuộc tấn công có thể gây ra trong một số trường hợp khác nhau. Đáng lo ngại nhất, các quan chức cho biết, Trump tiết lộ thành phố trong lãnh thổ của Nhà nước Hồi giáo, nơi mà đối tác tình báo Mỹ phát hiện ra mối đe dọa này.
The Washington Post đang giữ lại hầu hết các chi tiết của kịch bản này, bao gồm cả tên của thành phố, với sự hối thúc của các quan chức, họ cảnh báo rằng, việc tiết lộ chúng sẽ gây nguy hại cho khả năng tin tức tình báo quan trọng.
Một cựu quan chức chống khủng bố cao cấp của Hoa Kỳ, ông cũng làm việc chặt chẽ với các thành viên của đội an ninh quốc gia Trump, nói: "Mọi người đều biết dòng tin tức này rất nhạy cảm, và ý tưởng chia sẻ nó ở mức độ này với người Nga rất phiền toái." Ông và những người khác đã nói với điều kiện giấu tên, đang viện dẫn sự nhạy cảm của chủ đề này.
Các quan chức cho biết, việc xác định địa điểm là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, bởi vì Nga có thể sử dụng chi tiết này để giúp xác định liên minh của Hoa Kỳ hoặc khả năng tin tức tình báo liên quan. Các quan chức cho biết, khả năng này có thể hữu ích cho các mục tiêu khác, như nó có thể cung cấp thông tin tình báo về sự hiện diện của Nga tại Syria. Moscow sẽ quan tâm sâu sắc đến việc xác định nguồn gốc thông tin và có thể làm gián đoạn nó.
Cả Nga và Hoa Kỳ đều coi Nhà nước Hồi giáo là kẻ thù và chia sẻ thông tin hạn chế về các mối đe dọa khủng bố. Tuy nhiên, hai quốc gia này có những nghị trình cạnh tranh ở Syria, nơi mà Moscow đã triển khai các khí tài quân sự và nhân sự để hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad.
"Nga có thể xác định nguồn lực hoặc kỹ thuật của chúng ta", quan chức cấp cao của Hoa Kỳ nói.
Một cựu quan chức tình báo, mà đã từng xử lý tin tức tình báo mức độ cao về Nga cho biết, với những manh mối mà ông Trump cung cấp, "Tôi không nghĩ sẽ khó khăn [cho cơ quan gián điệp Nga] để tìm ra manh mối".
Ở cấp độ cơ bản hơn, thông tin này không phải là của Hoa Kỳ để cung cấp cho người khác. Theo các quy tắc về hoạt động gián điệp, các chính phủ - và thậm chí các cơ sở cá nhân - đều được kiểm soát đáng kể về việc có hay không và như thế nào, thông tin họ thu thập được sẽ được phổ biến, thậm chí sau khi nó đã được chia sẻ. Vi phạm thông lệ đó làm giảm sự tín nhiệm, mà được xem là cốt yếu của việc chia sẻ các bí mật.
Các quan chức từ chối xác định quốc gia đồng minh, nhưng nói rằng trước đây nó đã nói lên sự thất vọng với Washington vì không có khả năng bảo vệ thông tin nhạy cảm liên quan đến Iraq và Syria.
"Nếu đối tác biết chúng ta đã trao cái này cho Nga, mà trước đó họ không biết hoặc không đuợc hỏi thì đó là một đòn chí mạng cho mối quan hệ," quan chức Mỹ nói.
Trump cũng mô tả các biện pháp mà Hoa Kỳ đã hoặc đang cân nhắc để chống lại mối đe dọa, bao gồm các hoạt động quân sự ở Iraq và Syria, cũng như các bước khác để thắt chặt an ninh, các quan chức cho biết.
Các quan chức sẽ không thảo luận chi tiết về các biện pháp này, nhưng Bộ An ninh Quốc gia gần đây đã tiết lộ rằng nó đang cân nhắc việc cấm máy tính xách tay và các thiết bị điện tử lớn khác trong túi mang lên buồng máy bay, trong các chuyến bay giữa châu Âu và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Anh áp đặt một lệnh cấm tương tự vào tháng Ba, ảnh hưởng đến du khách đi qua các sân bay ở 10 quốc gia đa số Hồi giáo.
Trump đưa ra các biện pháp đối phó bằng những lời nói khéo léo. "Bạn có thể tin thế giới chúng ta đang sống hôm nay không?", Trump nói, theo một quan chức, "Nó không điên sao?"
Lavrov và Kislyak cũng đi cùng với các phụ tá.
Một nhiếp ảnh gia người Nga đã chụp ảnh một phần của cuộc gặp mà cơ quan thông tấn xã Tass của Nga phát hành. Không có tổ chức tin tức nào của Hoa Kỳ được phép tham dự bất kỳ phần nào của cuộc họp.
Các quan chức cao cấp của Nhà Trắng dường như nhanh chóng nhận ra rằng Trump đã vượt quá và tiến tới giới hạn có thể xảy ra hậu quả. Thomas P. Bossert, trợ lý tổng thống về an ninh quốc gia và chống khủng bố, đã gọi cho các giám đốc của CIA và NSA, về các dịch vụ liên quan trực tiếp nhất đến thỏa thuận chia sẻ tin tức tình báo với đối tác.
Một trong những cấp dưới của Bossert cũng dự báo những rắc rối trong cuộc thảo luận của Trump, cố gắng để cuộc thảo luận được xoá khỏi những bản ghi nhớ nội bộ, và bản ghi đầy đủ được giới hạn trong một số ít của những người nhận, những nỗ lực để ngăn chặn những chi tiết nhạy cảm không bị lan truyền thêm hoặc bị rò rỉ.
Các quan chức Nhà Trắng bênh vực Trump. Dina Powell, phó cố vấn an ninh quốc gia về chiến lược nói, "Câu chuyện này là sai. Tổng thống chỉ thảo luận những mối đe dọa chung mà cả hai nước phải đối mặt."
Tuy nhiên, các quan chức không thể giải thích tại sao các nhân viên vẫn cảm thấy cần thiết phải cảnh báo CIA và NSA.
Thượng nghị sĩ Bob Corker (R-Tenn.) cho biết, ông thích bình luận về những dính líu trong câu chuyện sau khi "Tôi biết thêm một chút về nó", nhưng nói thêm: "Rõ ràng, lúc này họ đang ở trong một vòng xoáy đi xuống và đã phải tìm ra cách để giải quyết tất cả những gì đang xảy ra. Và sự xấu hổ của nó là, có một đội ngũ an ninh quốc gia thực sự tốt tại chỗ."
Corker cũng nói, "Sự hỗn loạn đang được tạo ra do thiếu tuân theo những qui tắc, đang tạo ra một môi trường mà tôi nghĩ - nó tạo ra một môi trường đáng lo ngại."
Trump đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong các vụ giao thiệp với các quan chức ngoại giao cấp cao, đặc biệt là trong cuộc nói chuyện gây tranh cãi với thủ tướng Úc hồi đầu năm nay. Ông cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích vì sự cảnh giác có vẻ lỏng lẻo cho vấn đề an ninh tại nơi ẩn dật Florida của ông, Mar-a-Lago, nơi ông xuất hiện trước những báo cáo sơ bộ về việc phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên, với cái nhìn chăm chú của thực khách không chuẩn bị trước.
Các quan chức Mỹ nói rằng Hội đồng An ninh Quốc gia tiếp tục chuẩn bị nhiều chỉ dẫn cho Trump để hướng dẫn ông thông qua các cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo nước ngoài, nhưng ông khăng khăng đòi hỏi hướng dẫn được trích rút thành một trang duy nhất của các điểm chính - và thường bỏ qua chúng.
"Ông ấy dường như đang ở trong phòng hoặc đang nói trên điện thoại và chỉ như vậy, và điều này có nhược điểm lớn", cựu viên chức phụ tá nói. "Ông ấy hiểu cái gì được phân loại và cái gì không được phân loại hay không? Đó là những gì tôi lo lắng."
Các quan chức cho biết, phản ứng của Lavrov đối với các tiết lộ của Trump là lặng thinh, và kêu gọi Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn với Moscow chống khủng bố.
Kislyak đã nổi bật trong các câu chuyện làm hư hỏng quan hệ của chính quyền Trump với Nga. Cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trump, ông Michael Flynn, đã bị buộc phải từ chức chỉ 24 ngày làm việc, do liên lạc của ông với Kislyak và những phát biểu sai lệch của ông về họ. Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions buộc phải rút khỏi các vụ việc liên quan đến cuộc điều tra Nga của FBI, sau khi hé lộ rằng ông đã gặp và nói chuyện với Kislyak, mặc dù đã từ chối bất cứ cuộc tiếp xúc nào với các quan chức Nga trong cuộc điều trần xác nhận tư cách bộ trưởng của ông.
Theo lời cựu quan chức Mỹ, người đã xử lý tin tức tình báo Nga,"Tôi chắc chắn Kislyak đã có thể gởi cấp tóc một điện tín trở lại Kremlin với tất cả các chi tiết", ông ta lượm lặt từ Trump.
Bản thông báo của Nhà Trắng về cuộc gặp với Lavrov và Kislyak không đề cập đến cuộc thảo luận về mối đe dọa khủng bố.
"Trump nhấn mạnh sự cần thiết phải làm việc cùng nhau để chấm dứt xung đột ở Syria," bản tóm tắt nói. Tổng thống cũng "nâng cao Ukraine" và "nhấn mạnh mong muốn của ông để xây dựng một mối quan hệ tốt hơn giữa Hoa Kỳ và Nga."
Theo The Washington Post
Julie Tate and Ellen Nakashima contributed to this report.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét